Hướng dẫn lắp đặt thiết bị truyền tin cảnh báo cháy nhanh – Model: G6

26/12/23

573 Lượt xem

Thiết bị truyền tin cảnh báo cháy nhanh – Model: G6 (Thiết bị G6) do Công ty Cổ phần Công nghệ 1080 nghiên cứu và chế tạo phù hợp với hầu hết các loại tủ báo cháy trung tâm đang có trên thị trường.

Hình 1: Minh họa kết nối Thiết bị G6 với tủ báo cháy trung tâm

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

  • Đồng hồ vạn năng
  • Kìm điện
  • Băng keo xốp hai mặt
  • Băng dính điện
  • Dây thít nhựa
  • Kéo
  • Giẻ lau khô
  • Vít nở 6
  • Khoan
  • Tua vít

Bước 2: Xác định cổng kết nối của tủ báo cháy trung tâm (tủ BCTT)

Dựa vào sơ đồ tủ hoặc kiểm tra các đầu ra của tủ để xác định các đầu ra “tín hiệu báo cháy”, “tín hiệu báo lỗi”, “nguồn cấp cho thiết bị”:

Xác định “tín hiệu báo cháy” và “tín hiệu báo lỗi”:

  • Có thể xác định đầu ra “tín hiệu báo cháy” trên bản mạch tủ BCTT dựa vào tiếp điểm có ký hiệu FIRE “NO” hoặc ALARM “NO”.
  • Có thể xác định đầu ra “tín hiệu báo lỗi” trên bản mạch tủ BCTT dựa vào ký hiệu TROUBLE “NO” hoặc FAULT ”NO”.
  • *Trường hợp trên mạch không có ký hiệu rõ ràng: cần kiểm tra sơ đồ thiết kế của tủ BCTT để xác định các vị trí đầu ra “tín hiệu báo cháy” và “tín hiệu báo lỗi “ một cách chính xác.
  • Kiểm tra cụm tiếp điểm đầu ra cảnh báo có đang cấp nguồn hay không: dùng đồng hồ kiểm tra tại tiếp điểm NO, COM đó nếu điện áp thấp hoặc không có ( 0 – 1VDC) thì coi như không có. Chuyển đồng hồ về thang đo VDC. Đầu que đo màu đen của đồng hồ tiếp nối với điểm “-“ của nguồn, đầu que đo tiếp nối với điểm COM, NO.

Xác định nguồn cấp cho thiết bị: nguồn cấp cho thiết bị có thể là nguồn phụ từ tủ báo cháy hoặc nguồn adapter tổ ong (12-24VDC). Nếu lấy từ nguồn phụ thì cần xác định điểm có kí hiệu “AUX” trên bản mạch tủ BCTT. Dùng đồng hồ kiểm tra dải điện áp của nguồn cấp, phải bảo đảm điện áp của nguồn cấp trong dải 11.5 – 24VDC.

Hình 2: Sơ đồ tiiếp điểm nối trên tủ BCTT

Bước 3: Cố định thiết bị

Khoan 4 lỗ trên tường ở vị trí xác định (cạnh tủ BCTT), sử dụng vít cố định thiết bị ở vị trí đã chọn.

Bước 4: Ngắt nguồn

Ngắt nguồn điện cung cấp của tủ BCTT, bao gồm cả nguồn 220VAC và nguồn dự phòng Ắc-quy để tránh xảy ra chập cháy tủ BCTT.

Bước 5: Đấu nối nguồn cấp cho thiết bị

Nếu sử dụng nguồn phụ: tại điểm “AUX”, đầu dây “đỏ” của thiết bị đấu vào cực dương (+24V), dây “đen” của thiết bị đấu vào cực âm (-0V).

Nếu không sử dụng nguồn phụ “AUX” thì lấy nguồn Adapter tổ ong đi kèm với thiết bị: đầu dây “đỏ” của thiết bị cảnh báo đấu vào cực dương (+) của adapter, dây “đen” của thiết bị đấu vào cực âm (-) của adapter.

Bước 6: Đấu nối dây tín hiệu của thiết bị vào tủ BCTT

Đấu dây màu xanh dương (input COM) của thiết bị tới tiếp điểm COM của đầu ra “tín hiệu báo cháy”, nếu sử dụng chức năng phát hiện báo lỗi của tủ thì đấu chung COM của đầu ra “tín hiệu báo cháy” và đầu ra “tín hiệu báo lỗi” lại với nhau, nếu sử dụng thêm nút nhấn khẩn cấp bên ngoài thì đấu một chân của nút nhấn với tiếp điểm COM trên.

Đấu nối dây tín hiệu báo cháy màu trắng (input NO1) của thiết bị vào tiếp điểm “NO” của đầu ra “tín hiệu báo cháy”.

Đấu nối dây tín hiệu cảnh báo lỗi màu nâu (input NO3) của thiết bị vào tiếp điểm “NO” của đầu ra “tín hiệu cảnh báo lỗi”. (Nếu không dùng chức năng phát hiện lỗi tủ thì có thể bỏ qua bước này).

Đấu nối dây tín hiệu nút bấm cảnh báo cháy màu vàng (input NO2) của thiết bị với chân còn lại của nút bấm khẩn cấp (Nếu không dùng nút nhấn khẩn cấp thì có thể bỏ qua bước này).

Đấu điện trở 10k Ohm vào 3 cặp tiếp điểm: NO và COM của đầu ra “tín hiệu báo cháy”, NO và COM của đầu ra “tín hiệu báo lỗi”, 2 chân của nút bấm.

Chú ý: đảm bảo điện trở 10K Ohm luôn được kết nối vào 2 chân của input NO1 và input COM, input NO2 và input COM, input NO3 và input COM. Nếu không đấu điện trở, khi hoạt động, thiết bị sẽ cảnh báo đứt dây tín hiệu.

Đặt angten thẳng lên mặt trên tủ trung tâm báo cháy, đảm bảo angten không bị che chắn, tránh việc thiết bị không thu được sóng di động. Đấu nối angten vào thiết bị.

Hình 3: Đấu nối dây tín hiệu và nguồn

Bước 7: Kết nối truyền thông Ethernet (LAN)

Kết nối dây Ethernet tới cổng LAN của thiết bị.

Bước 8: Kết nối truyền thông 4G

Lắp đặt sim data 4G và anteng đã được cấp cùng với thiết bị. Lưu ý trước khi lắp, SIM phải được kích hoạt sẵn, lắp đúng chiều.

Bước 9: Thử nghiệm kết nối

Kiểm tra tín hiệu khi có cảnh báo cháy

Tạo tín hiệu báo cháy để tủ BCTT cảnh báo ra đầu ra “tín hiệu báo cháy” – tương ứng với đầu IN1 của thiết bị G6 trong thời gian 30s. Khi đó thiết bị G6 sẽ phải kích hoạt chế độ cảnh báo qua còi báo (có sẵn trên thiết bị) và đèn Alarm sáng đỏ.

Kiểm tra tín hiệu báo lỗi của tủ BCTT

Tạo tín hiệu báo lỗi để tủ BCTT cảnh báo đầu ra “tín hiệu báo lỗi” – tương ứng vào đầu vào IN3 của thiết bị G6 trong thời gian 30s. Khi đó thiết bị G6 kích hoạt chế độ cảnh báo, đèn Alarm sáng đỏ.

Kiểm tra truyền thông 4G và LAN

Đèn Network phải nháy giữa xanh và đỏ, có bản tin cảnh báo gửi lên khi kích hoạt cảnh báo trên thiết bị.

Hình 4: Minh họa kết nối LAN và 4G của Thiết bị G6

Công ty Cổ phần Công nghệ 1080 là đơn vị cung cấp dịch vụ truyền tin cảnh báo cháy nhanh hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ và thiết bị đáp ứng mọi tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành, đảm bảo tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy nhanh chóng – chính xác – kịp thời.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Công nghệ 1080

Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà văn phòng Indochina Plaza Hà Nội, Số 241 Xuân Thủy, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Văn phòng đại diện: Số 52 Phố Lê Đại Hành, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 2114